Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, hiện trên địa bàn có 89 doanh nghiệp taxi (87 công ty, 2 hợp tác xã), với tổng só lượng phương tiện là 18.229 xe. Trung bình hàng năm vận chuyển được gần 100 triệu lượt khách.
Ông Nguyễn Xuân Tân – PGĐ Sở GTVT Hà Nội nhận xét, nhiều người Hà Nội không có nhu cầu sử dụng ô tô riêng nhưng vẫn cứ mua, thậm chí mua “siêu xe” chỉ để... cho oách.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thành phố có hơn 183 nghìn phương tiện đăng ký mới, trong đó ô tô gần 40 nghìn, mô tô gần 11,6 nghìn. Tính tổng số phương tiện trên địa bàn thành phố hiện nay hơn 5,5 triệu xe, trong đó ô tô gần 535 nghìn, xe máy gần 5 triệu.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Tân cho biết, nhiều gia đình không có nhu cầu sử dụng ô tô riêng nhưng vẫn cứ mua. “Nhiều nhà mua "siêu xe" chỉ để cho oách. Họ không cần biết ô tô của mình đỗ ở đâu, muôi dưỡng bao nhiêu tiền mỗi năm”, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nêu thực trạng.
Ô tô kẹt cứng trên đường phố Hà Nội
Vì vậy, theo ông Tân người dân cần phải hiểu ô tô không phải là mốt, nó chỉ đơn thuần là công cụ, phương tiện phục vụ đi lại, sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ông Tân khuyên người dân Hà Nội nếu cảm thấy thực sự cần thiết mời mua ô tô, còn không cần thiết thì thôi.
Theo ông Tân nếu số tiền lên đến tỉ đồng bỏ ra mua ô tô được đem gửi ngân hàng thì mỗi tháng cũng được một khoản tiền. Còn nếu người dân mua ô tô, chi phí gia đình sẽ tăng lên hàng tháng, chưa kể góp phần làm ùn tắc giao thông trên các tuyến đường phố Hà Nội.
“Trong xóm nhà tôi có gia đình không có nhu cầu mua ô tô sang để làm gì nhưng họ vẫn mua ô tô cho “oách”. Dù ô tô mua được hai năm nhưng đi mới được hơn 10 nghìn kilomet, như vậy có lãng phí không!”, ông Tân đưa ra ví dụ.
Có khoảng 704 doanh nghiệp kinh doanh vận tải của Hà Nội và các tỉnh có tuyến vận tải khách liên tỉnh tới Hà Nội với tổng các phương tiện là 4.000 xe. Riêng trên địa bàn thành phố có 61 doanh nghiệp với 1.269 xe vận chuyển hành khách liên tỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét