Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Những sai lầm chết người của các lái xe nên sửa


Không quan sát gương chiếu hậu, không xi nhan xin đường khi chuyển làn đường, rẽ hoặc dừng lại. Không chú ý phán đoán đúng ý định của các tài xế xe khác, mở cửa xe mà không quan sát phía sau đều là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông.

Thói quen hoặc sự xao lãng nhất thời khi lái xe là nguyên nhân chính gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc. Hãy sửa sai ngay để tạo thành thói quen đúng và an toàn cho bản thân.

Đặt tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ
Vị trí đúng phải là 9 giờ và 3 giờ.
Ví thử vô lăng như mặt chiếc đồng hồ, thì các vị trí ôm vô lăng 10 giờ và 2 giờ không chỉ sai do một thói quen cầm lái mà còn hết sức nguy hiểm. Nếu chẳng may túi khí nổ khi xảy ra va chạm, lực nổ có thể làm gẫy các ngón tay. Vị trí đúng phải là 9 giờ và 3 giờ.

Nhìn chăm chú vào chiếc xe phía trước

Do tâm lý, đôi khi ta bon bon trên trường và nhìn hút mắt vào chiếc xe phía trước, những gì bất thình lình hiện ra sau chiếc xe đó khiến bạn giật mình là có thể xảy tai nạn. Thay vào đó, hãy quét ánh nhìn qua lại hết bề ngang mặt đường, cố nhìn lên chiếc xe phía trước nó. Hoặc ít nhất là trong khoảng trống giữa những chiếc xe, do đó bạn có thể lường được những gì phía trước.

Nhìn thấy mặt mình trong gương chiếu hậu

Chỉnh gương chiếu hậu trước khi lái xe.
Phần lớn các xe không còn điểm mù phía sau nếu bạn đã điều chỉnh gương hậu đúng cách. Cách kiểm tra tốt nhất là khi ngồi vào ghế lái đúng tư thế, bạn không còn nhìn thấy mặt mình trong bất cứ một trong 3 chiếc gương chiếu hậu nào nữa.

Sử dụng đèn pha trong trời sương mù

Ánh sáng từ chùm đèn pha sẽ rọi chiếu tất cả các phân tử hơi nước trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng vào các giọt nước li ti khiến cho tầm nhìn của bạn tồi tệ hơn. Hãy bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.

Bật chế độ kiểm soát hành trình trong mưa

Đơn giản là vì trên đường mưa, mọi thứ trong xe nên kiểm soát bằng "cơm" là quan trọng nhất. Chế độ kiểm soát hành trình chỉ hữu dụng trên đường khô ráo, khi đó các cảm biến và phanh mới vận hành hoàn hảo.

Dừng xe ở vị trí là điểm mù của xe khác

Nếu bạn đang xếp hàng ngang với dàn lốp phía cuối rơ-mooc của một xe khác, hãy nháy đèn hoặc làm gì đó để tài xế ở xe đó biết có xe bạn tít phía sau. Nếu ở trong điểm mù của một chiếc xe dài, bạn sẽ không kịp phản ứng khi họ chuyển làn hoặc rẽ phải/trái.

Phanh trong khúc cua

Phanh trong khúc cua sẽ khó kiểm soát nếu lái xe không vững tay lái.


Phanh khiến bánh xe khó kiểm soát hơn lúc vào cua vì lúc đó quán tính sẽ chiến thắng lực cản ma sát. Ngoài ra lúc cua bạn thường không để ý trên xe có chở đủ tải hay chỉ có mình bạn. Trọng lượng xe lúc cua rất quan trọng, nếu quá nặng thì quán tính sẽ lớn khiến việc phanh trong khúc cua càng thêm nguy hiểm.

Để quá nhiều thứ linh tinh trên mặt taplo

Khi phải phanh gấp, nhiều thứ linh tinh đặt phía trước taplo sẽ bay thẳng vào mặt bạn khiến bạn thêm cuống quít và nguy hiểm hơn mà thôi. Mặt taplo của xe không phải giá sách để có thể vứt đủ thứ lên đó.

Bật đài trong xe quá lớn

Âm nhạc hoặc radio trong xe để phục vụ hành khách là chính, âm thanh chỉ vừa đủ nghe bởi những tiếng động ngoài mặt đường vọng vào có ý nghĩa với lái xe hơn là âm nhạc. Tiếng phanh gấp của xe chạy trước hoặc tiếng còi hú xe cấp cứu phía sau cần được bạn nghe rõ càng sớm càng tốt.

Lái xe ban đêm liều lĩnh

Một nghiên cứu an toàn và sức khỏe môi trường chỉ ra rằng lái xe ban đêm chỉ chiếm 25% lượng lưu thông nhưng tỷ lệ tử vong gấp 3 lần so với ban ngày; 55% các vụ tử nạn xảy ra sau bóng tối. Lái xe ban đêm bạn sẽ gặp nhiều tình huống bất ngờ, khó xử lý kịp hay bị đèn pha của xe ngược chiều rọi thẳng vào mặt. Vì vậy, hãy điềm tĩnh để tránh xảy ra tai nạn.

Rà phanh liên tục khi xuống dốc

Rà phanh liên tục khi xuống dốc nếu phanh không ăn thì vô cùng nguy hiểm.
Nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là mất phanh khi đến cuối chặng đèo dốc, lúc đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không "ăn" thì vô cùng nguy hiểm.

Không để ý người đi xe đạp, đi bộ, trẻ em, súc vật

Tại Mỹ, trong năm 2007, 44.000 người đi xe đạp, đi bộ bị thương trong các vụ tai nạn giao thông. Hãy lưu ý điều này bởi người đi xe đạp thường không đội mũ bảo hiểm, không tuân theo luật giao thông hay không mặc quần áo dễ nhận diện như người đi xe máy. Người đi bộ, người già, trẻ em, súc vật là những đối tượng dễ bị tai nạn khi tham gia giao thông.

Không tập trung chú ý khi điều khiển xe

Lái xe trong khi mất tập trung là một trong những nhân tố gây tai nạn nhiều nhất. Vì vậy, hãy bỏ thói quen nghe điện thoại hay nhắn tin khi đang lái xe. Sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu bạn vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại di động. Hạn chế tối đa việc thao tác mở đĩa, dò tìm đài, chỉnh to nhỏ loa, chỉnh gương khi xe đang chạy. Khi tâm trạng nóng giận hoặc buồn rầu cũng không nên lái xe.

Không chú ý kiểm tra thường xuyên, bảo dưỡng xe, xe trong tình trạng xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét